Mẹo Chữa Nấc Cụt Kịp Thời Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hay

Mẹo Chữa Nấc Cụt Kịp Thời Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hay: Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nấc cụt. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Trái ngược với người lớn, trẻ sơ sinh bị nấc không gây khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh nhé!

1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ngoài yếu tố sinh lý bình thường thì trẻ có thể bị nấc do những nguyên nhân dưới đây.

  • Do bú bình: Trong khi bú bình, trẻ sẽ có thể nuốt không khí, khiến cho cơ hoành co thắt, tạo ra tiếng nấc
  • Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này xuất hiện do axit dạ dày đi ngược lên thực quản gây ra nấc cụt
  • Thay đổi không khí đột ngột: Thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bé nấc cụt, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh
  • Bú quá no: Bé bú no kèm theo tình trạng nuốt hơi dẫn đến hiện tượng nấc cụt nghiêm trọng
  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc sữa mẹ có thể dẫn đến viêm thực quản, gây ra nấc cụt

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ chỉ bị nấc vài phút 1 ngày nên mẹ không cần phải lo. Tuy nhiên, một số trường hợp, bé nấc thường xuyên, diễn ra trong thời gian dài và không có sự thuyên giảm thì rất có thể là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm. Do đó lúc này cha mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.

 

Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

2. Các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ

  • Cho uống từng ngụm nước nhỏ: Các mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước lọc hoặc từng ngụm sữa nhỏ thay cho nước
  • Dùng ngón tay bịt lỗ tai: Các bậc phụ huynh có thể dùng tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ tầm 30 giây sau đó thả ra. Hoặc, mẹ có thể gãi lên phần mang tai hoặc môi của bé, đếm được khoảng 50 cái trẻ sẽ hết nấc.
  • Vỗ lưng cho trẻ: Sau khi bú quá no, trẻ có thể bị chướng bụng, đầy hơi gây nên nấc cụt. Lúc này, mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ nhàng từng cái vào lưng trẻ. Mỗi động tác mẹ vỗ cần phải dứt khoát giúp trẻ ợ hơi, cơn nấc sẽ tan và tránh được cơn trào ngược sữa..
  • Thay đổi tư thế cho trẻ bú: Nếu sau khi bú bình trẻ hay có hiện tượng nấc, mẹ hãy thay đổi tư thế bú cho con. Điều này giúp hạn chế lượng không khí bé nuốt vào sau mỗi lần bú sữa.
  • Massage lưng cho trẻ: Khi mẹ massage lưng vài phút cho trẻ theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên vai sẽ giúp trẻ thả lỏng được các cơ. Lúc này cơ hoành cũng sẽ được thư giãn khiến cơn nấc tan biến.
  • Đánh lạc hướng: Mẹ có thể làm trẻ phân tâm để không tập trung vào cơn nấc, cơn nấc sẽ tự biến mất mà trẻ không hề hay biết. Hoặc, cơn nấc cũng tự hết lúc trẻ chơi đùa mà quên đi cơn nấc.
  • Sử dụng nước đường: chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Mẹ chỉ cần cho trẻ ăn một lượng đường vừa phải, vị ngọt của đường sẽ đánh lừa hệ thần kinh thực quản giúp trẻ hết nấc cụt.

Các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ

Các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ

3. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh nấc cụt

Để hạn chế nguy cơ nấc cụt ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

  • Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định: Không nên để trẻ bị lạnh. Có thể dùng khăn xô, khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho bé. Đồng thời, không nên mở quá nhiều cửa sổ để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh do gió thổi trực tiếp vào người.
  • Khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần phải bật đèn sưởi khi tắm cho bé.
  • Không nên để trẻ quá đói mới cho bú và cũng không nên cho bé bú quá no. Với những bé bú bình thì không cho bé bú quá nhanh và cần nâng cao đầu trẻ sau khi cho trẻ ăn xong.

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh nấc cụt

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh nấc cụt

4. Trẻ sơ sinh nấc cụt có nguy hiểm?

Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Đây là hiện tượng không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho con uống nước lạnh khi trẻ bị nấc, không nên bế rung trẻ. Việc bế rung, lắc bé không thể làm con quên nấc mà ngược lại, khiến bé hoảng sợ và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, trường hợp bé liên tục bị nấc cụt trong khoảng thời gian dài thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa mà cha mẹ cần phải lưu tâm, cho trẻ đi khám sớm.

Mong rằng với những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm cách xử lý mỗi khi trẻ sơ sinh bị nấc.

Mẹ và bé sau sinh tại Bình Dương sẽ được XUÂN MAI SPA MOM & BABY CARE là điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự chăm sóc và thư giãn toàn diện. Với các dịch vụ chăm sóc chất lượng cao, môi trường sang trọng và đội ngũ chuyên gia tận tâm, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho bạn và gia đình những trải nghiệm tuyệt vời và sự phục hồi sức khỏe tối ưu. Hãy đến với chúng tôi để cảm nhận sự khác biệt và tận hưởng những giây phút thư giãn đáng giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *